Chiến Lược Đàm Phán Win-Win Là Gì? Tìm Hiểu Đàm Phán Win Win

Trong kinh doanh, bạn có thể không đạt được những gì bạn muốn, nhưng bạn sẽ đạt được những gì bạn thương lượng. Để có được những thứ tốt hơn bạn muốn, hãy đưa ra nhiều hơn những gì bạn cần và học cách làm chủ kỹ năng đàm phán.

Trong đó, chiến lược đàm phán “win-win” được hiểu là chiến lược đàm phán đôi bên cùng có lợi nhằm có được kết quả tốt nhất trong các hợp đồng kinh doanh. Cùng tìm hiểu chiến lược đàm phán Win Win là gì và làm sao để đàm đôi bên cùng có lợi trong bài viết dưới đây của Sinh Viên 24h

Có thể bạn quan tâm: Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Hà Nội và TPHCM

1. Win-Win là gì?

Chiến lược đàm phán Win Win – đôi bên cùng có lợi – là phương pháp đàm phán cân nhắc lợi ích của cả hai bên, chủ động đạt được kết quả và thu được lợi ích lớn nhất. Mục đích của chiến lược đàm phán đôi bên cùng có lợi là tạo ra cuộc thảo luận hơn là cạnh tranh.

Chiến lược đàm phán Win-Win là gì

2. Nguyên tắc chiến lược đàm phán Win-Win là gì?

Hiểu mình hiểu người

Một trong những điều quan trọng nhất cần làm khi bước vào cuộc đàm phán là biết mục tiêu đàm phán của bạn. Để giành được lợi thế cần tìm hiểu kỹ về đối tác, hiểu rõ những mong muốn, nhu cầu của họ,…

Phải biết cách nắm bắt tâm lý đối phương, quan sát tâm trạng, hiểu biết ngôn ngữ cơ thể,… từ đó kết hợp với vấn đề bàn luận để đưa ra điểm chung nhất giữa hai bên.

Lấy tâm đối nhân

Nên nhớ rằng đừng chỉ tập trung vào lợi ích của mình, bởi đàm phán sẽ đi vào ngõ cụt nếu các bên chỉ nghĩ cho mình. Đi đến một kết thúc tích cực “Hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn được đối xử”. Chỉ có sự chân thành mới có thể cùng nhau đi đường dài.

Lắng nghe và quan sát

Lắng nghe bằng cách hỏi thật nhiều, quan sát đối phương trên bàn đàm phán và bạn sẽ học được rất nhiều điều. Một ánh mắt, một cử chỉ đôi khi còn hơn cả sức mạnh của lời nói. Luyện tập lắng nghe và quan sát sẽ giúp bạn hiểu được đối tác của mình muốn gì thậm chí cả những gì họ không nói.

3. Ví dụ tình huống đàm phán Win-win

Trong đàm phán hợp đồng, người bán muốn bán giá cao để đạt lợi nhuận tối đa, nhưng người mua lại muốn mua giá thấp để đạt chi phí tối thiểu. Sau khi đàm phán, họ nhận ra bên bán đang có một món nợ sắp tới hạn, trong đó bên mua đề xuất nếu giảm giá sẽ trực tiếp đưa tiền mặt và điều này ngay lập tức có thể mang lại lợi nhuận ròng cao hơn việc bán giá cao nhưng nhận được tiền chậm hơn, sẽ phải chịu thêm chi phí vay thêm để trả nợ. Đó là Win – Win. Cả người mua và người bán đều có được thứ họ muốn.

»»» Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Tốt Nhất

4. Làm sao để đàm phán đôi bên cùng có lợi

Sự phụ thuộc lẫn nhau

Một cách để xác định liệu một cuộc đàm phán có thể có kết quả đôi bên cùng có lợi hay không là phân tích xem các bên có phụ thuộc lẫn nhau hay không. Nếu có, cả hai bên sẽ cùng chung mối quan tâm để hợp tác và đạt được kết quả.

Minh bạch

Yếu tố tiên quyết của chiến lược này là cung cấp thông tin vừa đủ để bên còn lại có động lực tiếp tục đàm phán. Nó cũng giúp giảm bớt áp lực vì không phải tất cả các mục đích riêng đều thể hiện trực tiếp ra.

Tính hợp lý

Cả hai bên phải tạo điều kiện hợp lý, dẫn đến lợi ích chung.

Nếu các yêu cầu liên tục bị phớt lờ hoặc bỏ qua, có nghĩa là một lời từ chối ngầm trong đàm phán.

Độ nhạy

Trong đàm phán, việc tử tế luôn có lợi và đôi khi có thể được hiểu là kỳ vọng có đi có lại.

Ngược lại, nếu một bên có xu hướng cho mình lợi thế hơn, có thể sẽ kích thích sự thống trị của bên còn lại. Vì thế, phải trung lập trong đàm phán để duy trì mối quan hệ tích cực và đạt được các thỏa thuận đôi bên cùng có lợi.

Đánh đổi

Đôi khi các bên phải đánh đổi để đạt được các thỏa thuận chung, hoặc có thể cả hai bên có những dự định tương lai khác nhau.

Giảm thiểu xung đột

Điều cần thiết là ngăn ngừa xung đột trong quá trình đàm phán, tốt nhất là giải quyết xung đột ngay khi nó phát sinh.

Nếu có xung đột, cần chủ động tìm kiếm các giải pháp tích cực.

5. Tìm hiểu các chiến lược đàm phán trong hợp đồng ngoại thương

Chia đàm phán thành nhiều phần: để đạt được thỏa thuận ở từng phần riêng biệt, như vậy hai bên dễ dàng xem xét, cân nhắc tất cả các thỏa thuận

Tiếp cận đàm phán theo hướng “ĐẠT ĐƯỢC THỎA THUẬN”: Đặt ra mục tiêu sẽ giúp hai bên cân nhắc các ý kiến của đối phương

Kiểm soát: kiểm soát được thời gian, chủ đề, tốc độ đàm phán là những yếu tố tạo ra lợi thế, nắm quyền chủ động

Ưu tiên: tập trung vào yếu tố ưu tiên, tránh phân tâm vào những điều kiện không quan trọng

Chiến lược “nhượng bộ”: tạo cho đối phương những lợi ích mà họ muốn, đó cũng là lợi ích của mình

Câu hỏi hơn là Yêu cầu: đặt câu hỏi để hiểu đối phương và dẫn dắt vào vấn đề thảo luận tiếp theo, tránh cuộc đàm phán bế tắc

Tạo ra cảm giác đồng thuận và đưa ra các ý kiến tích cực: đối phương sẽ cảm thấy được lắng nghe, đồng cảm và thiện chí hợp tác hơn

Đánh giá khách quan: không nên đưa quan điểm cá nhân và bị cảm xúc riêng ảnh hưởng

Quyết định: đưa ra quyết định hợp tác hoặc không hợp tác

Trong bài viết này, Sinh Viên 24h đã đưa ra các thông tin về khái niệm và nguyên tắc xoay quanh chiến lược đàm phán Win-Win. Cùng với các chiến lược đàm phán để đưa ra quyết định tốt nhất cho cả hai bên, hi vọng có thể giúp ích các bạn trong việc ký kết hợp đồng kinh doanh.

Xem thêm:

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *