Hạch Toán Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt – Tài Khoản 3332

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế thông thường do nhà nước quy định nhằm định hướng sản xuất và tiêu dùng. Vậy thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Cách hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt và những thông tin cần biết xoay quanh loại thuế này gồm những gì?

1. Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt Là Gì?

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa và dịch vụ xa xỉ để điều tiết sản xuất, nhập khẩu và thị trường tiêu dùng. Đồng thời, điều tiết mạnh mẽ thu nhập của người tiêu dùng, góp phần tăng thu ngân sách quốc gia, tăng cường sản xuất, vận hành và quản lý hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.

2. Đặc Điểm Và Mục Đích Của Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt

Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là những hàng hóa, dịch vụ không thực sự cần thiết cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của con người và gây nguy hại nhất định cho người sử dụng, môi trường và xã hội.

Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ được điều tiết một lần trong quá trình lưu thông hàng hóa và dịch vụ.

Các mục tiêu cơ bản của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều tiết thu nhập và định hướng tiêu dùng.

Thuế tiêu thụ đặc biệt ra đời nhằm điều chỉnh chính sách sản xuất và tiêu dùng của mỗi quốc gia trong một thời gian nhất định. Thuế được tính vào giá của hàng hóa và dịch vụ và do người tiêu dùng thanh toán.

3. Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt

Do thuế suất cao nên thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ quan trọng giúp quốc gia điều tiết sản xuất và tiêu dùng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tiêu dùng.

Do thuế tiêu thụ đặc biệt thường có tỷ lệ cao nên tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.

Thuế tiêu thụ đặc biệt giúp phân phối lại thu nhập của những người có thu nhập cao và đảm bảo công bằng xã hội.

4. Đối Tượng Chịu Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt

Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt chia làm hai nhóm, cụ thể:

– Hàng hóa gồm có thuốc lá, rượu bia, xe ô tô dưới 24 chỗ, mô tô trên 125cm3, du thuyền và hàng mã,…

– Dịch vụ gồm có kinh doanh vũ trường, karaoke, casino, xổ số, golf hay phương thức đặt cược nói chung,…

5. Người Nộp Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt

Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định tại Điều 4 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2014:

Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh xuất khẩu mua hàng hóa chịu thuế tiêu thụ của doanh nghiệp sản xuất để xuất khẩu, không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

6. Cách Tính Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt

thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt được tính theo công thức dưới đây:

Thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá hàng hóa tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu

Giá hàng hóa tính thuế nhập khẩu được xác định theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Hàng hoá nhập khẩu được miễn giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế chưa bao gồm thuế nhập khẩu được miễn giảm.

7. Tài khoản phản ánh hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt

7.1 Tài khoản 3332 là gì?

Tài khoản 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt cần nộp, đã nộp và còn phải nộp, dành cho đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế TTĐB. Trong giao dịch xuất nhập khẩu ủy thác, tài khoản này chỉ được sử dụng bởi bên giao ủy thác.

7.2 Nội dung phản ánh và kết cấu của tài khoản 3332

Bên Nợ:

– Số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp

– Số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp để tạm nhập tái xuất (hoàn lại sau khi xuất)

– Số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt nộp khi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

Bên Có:

– Số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp

Số dư bên Có:

Số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt còn phải nộp

Có trường hợp đặc biệt, TK 3332 sẽ có số dư bên Nợ, khi đó phản ánh số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp nhiều hơn số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp hoặc số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp được miễn giảm nhưng chưa hoàn lại.

8. Hướng dẫn hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt theo Thông tư 200 trong từng trường hợp cụ thể

Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh

Nợ TK 111, TK 112, TK 131

Có TK 511 – Doanh thu

Có TK 3332

Nhập khẩu hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Nợ TK 152, TK 156, TK 211, TK 611,…

Có TK 3332

Nộp thuế tiêu thụ đặc biệt

Nợ TK 3332

Có TK 111, TK 112.

Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp

Nợ TK 3332

Có TK 711 – Thu nhập khác

Nhập khẩu ủy thác

– Bên giao ủy thác hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt:

Nợ TK 152, TK 156, TK 211, TK 611,…

Có TK 3332

– Bên giao ủy thác hạch toán ghi:

Nợ TK 3332

Có TK 111, TK 112 (nếu thanh toán ngay tiền thuế cho bên nhận ủy thác)

Có TK 3388 – Phải trả, phải nộp khác (nếu chưa thanh toán ngay)

Có TK 1388 – Phải thu khác

»»»» Review Khóa Học Hành Chính Nhân Sự Ở Đâu Tốt?

9. Ví dụ minh hoạ nghiệp vụ hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp A nhập khẩu 200 chai rượu với giá nhập tại cửa khẩu là 10$/chai, phí vận chuyển và bảo hiểm cho lô hàng là 100$.

Biết thuế nhập khẩu rượu là 30% và tỷ giá 1$ = 24.000.000 đồng, thuế tiêu thụ đặc biệt rượu là 50%.

Yêu cầu: Hạch toán nghiệp vụ trên

Giải

Thuế nhập khẩu phải nộp = (200 x 10 x 24.000 + 100 x 24.000) x 30% = 15.120.000 đồng

Thuế tiêu thụ đặc biệt = (200 x 24.000.000 + 24.000.000 + 15.120.000) x 50%

= 32.760.000 đồng

Thuế GTGT = (200 x 24.000.000 + 24.000.000 + 15.120.000 + 32.760.000) x 10%

= 9.828.000 đồng

Hạch toán:

– Thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt và giá trị hàng hóa:

Nợ TK 151: 98.280.000

Có TK 3333: 15.120.000

Có TK 3332: 32.760.000

Có TK 111, TK 112: 50.400.000

– Nộp thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt và GTGT

Nợ TK 33312: 9.828.000

Nợ TK 3333: 15.120.000

Nợ TK 3332: 32.760.000

Có TK 111, TK 112: 57.708.000

10. So Sánh Thuế Giá Trị Gia Tăng Và Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt

Mục đích

– Thuế GTGT: Thúc đẩy sản xuất phát triển và mở rộng lưu thông hàng hóa

– Thuế TTĐB: Chuẩn hóa thu nhập của người tiêu dùng, tăng thu ngân sách quốc gia, và tăng cường sản xuất, vận hành, quản lý đối tượng chịu thuế

Phạm vi áp dụng

– Thuế GTGT: Phạm vi rộng, trong quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu dùng

– Thuế TTĐB: Một số loại hàng hóa và dịch vụ là xa xỉ ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc không được khuyến khích

Đối tượng nộp thuế

– Thuế GTGT: Tất cả các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh

– Thuế TTĐB: Các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB

Căn cứ tính thuế

– Thuế GTGT: phụ thuộc vào giá tính thuế (giá bán chưa có thuế GTGT) và thuế suất (theo danh mục)

– Thuế TTĐB: phụ thuộc vào giá tính thuế (giá bán chưa có thuế GTGT + thuế TTĐB) và thuế suất (theo danh mục)

Doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại thị trường Việt Nam có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của nhà nước. Để hạch toán chính xác, kế toán cần biết cách hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt đúng TK 3332, giúp công việc thuận lợi và chính xác hơn.

Xem thêm:

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *