Nhân viên xuất nhập khẩu phải làm những công việc gì?
Công việc của nhân viên xuất nhập khẩu phải làm hàng ngày là gì? – Nắm rõ được yêu cầu của những vị trí công việc nhân viên xuất nhập khẩu sẽ giúp cho việc định hướng từ việc học đến khi ứng tuyển việc làm của mình
Nghề xuất nhập khẩu hiện nay được rất nhiều bạn trẻ quan tâm và hứng thú vì mức lương đáng mơ ước và môi trường làm việc thú vị. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất công việc của nhân viên xuất nhập khẩu. Vậy một nhân viên xuất nhập khẩu phải làm những công việc gì?
Những vị trí công việc của nhân viên xuất nhập khẩu
Trong một công ty xuất nhập khẩu, có rất nhiều vị trí làm việc như:
- Nhân viên kinh doanh kế toán lê ánh
- Nhân viên chứng từ
- Nhân viên thu mua
- Nhân viên thanh toán quốc tế
- Nhân viên đại diện công ty đa quốc gia
- Nhân viên hiện trường
- …
Trong bài viết dưới đây cùng sinhvien24h khám phá những công việc phải làm của từng vị trí công việc trong xuất nhập khẩu
1. Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu và Logistics (Sale).
Nếu bạn là người có khả năng giao tiếp tốt, có ngoại ngữ và hướng ngoại. Vị trí nhân viên kinh doanh (sale) sẽ giúp bạn phát triển khá tốt trên con đường sự nghiệp. Nhưng các bạn nhớ rằng, bất cứ cái gì cũng có giá của nó. Nghề sale phải đánh đổi công sức, áp lực rất nhiều để có được thành công. Khi bạn quyết định làm nhân viên kinh doanh trong mảng xuất nhập khẩu, bạn có thể chọn 3 vị trí sau. chứng chỉ kế toán tổng hợp
Nhân viên kinh doanh tại các công ty xuất khẩu, trading: Còn được gọi là oversea sale. Vị trí này mình thấy thường tuyển trong các công ty làm về trading như bán gạo, cafe, cao su… cho các đối tác nước ngoài. Với vị trí này yêu cầu bạn phải giỏi ngoại ngữ, thường xuyên lên mạng tìm kiếm khách hàng nước ngoài và sale hàng, lên trang Alibaba các bạn Việt Nam rao bán hàng nông sản khá nhiều. hạch toán chi phí vận chuyển
Có một số công ty rất ưu tiên nhân viên sale và sale là nơi đem lợi nhuận về cho công ty, do đó những vấn đề liên quan mua bán như book cước tàu… được giao cho nhân viên kinh doanh làm luôn. Vị trí này phải chăm sóc khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới. Thu nhập ngoài lương thì bạn còn nhận được huê hồng khi bán được hàng.
Nhân viên kinh doanh tại các hãng tàu: Hiện nay, hầu hết các hãng tàu cũng không tuyển nhiều sale như công ty forwarder. Vị trí sale hãng tàu bạn chỉ cần bán và hỗ trợ duy nhất là cước tàu. Một nhân viên kinh doanh hãng tàu có thể hỗ trợ đến 1000TEU hàng tháng. Nhiệm vụ của bạn là đi tìm các công ty forwarder hoặc khách hàng trực tiếp để chào giá cước tàu là chính. Thu nhập tốt và nhiều thăng tiến. mẫu bìa báo cáo
Nhân viên kinh doanh Logistics tại các công ty forwarder: So với nhân viên kinh doanh hãng tàu thì nhân viên kinh doanh tại forwarder vất vả hơn vì họ phải sale cả cước tàu, thủ tục hải quan, tracking. Họ là người đứng giữa giữa shipper và hãng tàu. Thu nhập tương đối khá nếu có nhiều khách hàng. các trả lời phỏng vấn
2. Nhân viên chứng từ (Docs – Cus)
Đây là vị trí được tuyển dụng khá nhiều, công việc của bạn là nhập chứng từ hàng xuất và hàng nhập như làm Bill tàu, làm giấy thông báo hàng đến, invoice, packing list… Thường vị trí này thích hợp cho những bạn ngồi văn phòng, công việc không quá áp lực. Tuy nhiên việc này lặp đi lặp lại 1 công đoạn và số liệu nhập vào máy tính cũng khá nhiều do đó vị trí này mình thấy các bạn nữ thường chiếm đa số vì đòi hỏi tính cẩn thận.
Đây là vị trí mà nếu bạn mới ra trường có thể nên làm, giúp bạn sẽ học hỏi và tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Bạn dành thời gian 1 đến 2 năm làm chứng từ, sau đó chuyển qua mảng sale thì có thể nói bạn đi sale rất tự tin đấy.
Ở công ty xuất khẩu, nhập khẩu: bạn chịu trách nhiệm làm các chứng từ để hàng hóa được xuất nhập một cách suôn sẻ, những công ty nhỏ bạn phải làm tổng hợp từ khâu hợp đồng, đóng hàng, booking, vận chuyển, khai hải quan và thanh toán. học ngành logistics ở đâu
Đây có thể nói là một vị trí tổng hợp, công việc cũng khá nhiều. Nếu là một công ty vừa và nhỏ thì hầu như nhân viên chứng từ có thể hiểu chung là Docs và CS. Những công việc bạn sẽ làm như sau:
- Liên lạc, đàm phán và thỏa thuận các điều khoản hợp đồng, ký kết với khách hàng hoặc nhà cung cấp.
- Hoàn thành bộ chứng từ xuất nhập khẩu, bộ chứng từ vận chuyển, các thủ tục giao nhận hàng hoặc các thủ tục thanh toán.
- Quản lý và theo dõi các hợp đồng, các đơn hàng khi nào xuất hàng, khi nào nhập hàng.
- Ngoài ra còn phải liên lạc với ngân hàng để mở L/C….
- Lên kế hoạch vận chuyển hàng khóa học xuất nhập khẩu
- Liên hệ với các hãng tàu hoặc Forwarder để lấy booking hoặc làm các dịch vụ,
- Liên lạc nhà xe để lên kế hoạch trucking cho lô hàng
Tuy nhiên mình thấy rằng với công ty nhỏ thì những việc ở cảng thường có dịch vụ bên ngoài làm như khai hải quan hoặc thậm chí giao cho 1 công ty forwarder tin tưởng để làm. Mức lương trung bình trên $250/tháng.
Ở công ty forwarder: Công ty forwarder là công ty dịch vụ, trung gian do đó bạn phải làm cho nhiều đối tác. Những công việc giống như 1 nhân viên chứng từ tại các công ty xuất nhập khẩu. Khối lượng công việc nhiều, cũng áp lực từ khách hàng đấy. Công việc đòi hỏi bạn phải chạy liên tục, thường xuyên xuống cảng làm việc với hải quan. Ngoài kinh nghiệm thì đòi hỏi bạn phải có một mối quan hệ tốt vì công việc này bạn thường xuyên gặp vấn đề những lô hàng khó thông quan và làm việc với cơ quan nhà nước. Bạn cũng thường xuyên làm việc với khách hàng, tư vấn chăm sóc khách hàng về thủ tục hành chính nhất là liên quan đến vấn đề miễn giảm thuế, xin giấy phép hạn ngạch, hối chiếu… Ngoài ra bạn cần cẩn thận vì thủ tục, giấy tờ khá nhiều. Kiểm tra kỹ lưỡng giấy tờ trước khi chuyển về bộ phận nghiệp vụ. mẫu bảng cân đối kế toán
Ở hãng tàu: thường vị trí chứng từ ở hãng tàu làm 2 việc chính là nhập bill, làm D/O, cấp container hay cược cont. Nói chung ở hãng tàu thì bạn làm chuyên 1 lĩnh vực hơn, chủ yếu nhập liệu vào hệ thống để làm bill.
3. Nhân viên thu mua (Purchaser)
Đây là vị trí tuyển dụng thường ở những công ty xuất khẩu, cần nguyên vật liệu để phục vụ quá trình sản xuất. Nhiệm vụ của người thu mua (Purchaser) là tìm kiếm đối tác, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, chốt đơn hàng, ký hợp đồng với nhà cung cấp trong và ngoài nước. Ngoài ra phải phối hợp bộ phận kho, bộ phận sale để làm việc sắp xếp với đối tác thời điểm nhập hàng về kho. tiểu ngạch
Đây là vị trí theo mình nếu các bạn nữ hoặc nam nhanh lẹ thì làm cũng rất tốt, công việc không quá cực nhọc, chủ yếu gặp gỡ đối tác ở những nơi lịch sự, trang trọng. Vì bạn làm với tư thế là người mua nên luôn luôn được nhà cung cấp ưu đãi, quan tâm. Bạn không bị áp lực bởi doanh số, mà chỉ áp lực thời gian do đó có sự sắp xếp tốt thì bạn sẽ có những thành công nhất định.
4. Nhân viên thanh toán quốc tế
Vị trí này thường được thấy ở những ngân hàng hoặc các công ty lớn có riêng 1 phòng thanh toán quốc tế. Nhiệm vụ là hỗ trợ khách hàng thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế như: mở L/C, chuyển T/T, D/P, kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ,…. Tất nhiên vị trí này bạn phải hiểu biết về mảng xuất nhập khẩu, logistics để hỗ trợ các công ty xuất nhập khẩu làm việc tốt hơn. ngoại quan là gì
Vị trí nhân viên thanh toán quốc tế đòi hỏi bạn phải giỏi tiếng Anh, hiểu biết các tiêu chuẩn như UCP 600, các nguyên tắc quốc tế khác. Nhìn chung làm việc với chứng từ nhiều và đòi hỏi sự kỹ tính.
5. Nhân viên hiện trường/giao nhận Operations – Ops
Đây là vị trí thường xuyên ra ngoài. Do đó thích hợp nam giới hơn là nữ. Công việc của bạn là phải đi giao nhận bộ chứng từ, đi nộp thuế, ra cảng, sân bay, các cửa khẩu hải quan, chuyển phát nhanh các hồ sơ thủ tục cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thậm chí đi làm C/O, bảo hiểm, hun trùng….
Mình thật lòng khuyên các bạn nữ không nên tham gia vị trí này! Còn vì sao thì đó là quan điểm cá nhân của mình, mình cũng không thể chia sẻ hết được. công thức tính thuế nhập khẩu
6. Nhân viên điều vận đội xe/bãi (co-ordinator)
Vị trí việc làm này bạn phải điều động xe để đóng hàng, nâng hạ, rút hàng khỏi container. Vị trí này đa phần mình thấy nam giới làm vì phải hiểu biết về đường xá, xe cộ, xử lý trouble…
Tính chất việc làm không cố định và cũng tương đối vất vả
7. Nhân viên hải quan
Đây là vị trí công chức nhà nước, các việc làm liên quan đến thuế, nghiệp vụ hải quan để thông quan hàng hóa. Các vị trí này thường tuyển dụng ở những trường như: Trường Hải Quan Việt Nam, Học viện Tài Chính, , Cao đẳng Tài Chính Hải quan chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng
8. Nhân viên đại diện các công ty xuyên quốc gia
Đây là những vị trí cấp cao thường tuyển dụng. Ngoài những kiến thức, kinh nghiệm thì bạn phải hội tụ nhiều kỹ năng về IQ, tố chất. Đây là vị trí rất nhiều người hướng tới sau nhiều năm đi làm. Chúc các bạn có ước mơ, có tham vọng sẽ đạt đến những vị trí này.
Rất nhiều bạn quan tâm đến mức thu nhập của nghề xuất nhập khẩu, thu nhập cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không phải nghề nào.
Mức lương của nhân viên xuất nhập khẩu
Nhìn khách quan thì công việc xuất nhập khẩu phù hợp với cả nam và nữ, nếu bạn yêu thích công việc này thì hãy theo đuổi.
Nghề xuất nhập khẩu được nhiều bạn trẻ lựa chọn vì có mức thu nhập ổn định và tương đối cao,
Qua khảo sát các thông tin tuyển dụng nhân viên làm xuất nhập khẩu trên các website uy tín thì mức lương của nhân viên xuất nhập khẩu dao động vào khoảng từ 7 – 15 triệu đồng.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mức lương chỉ có thể đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu của bản thân vì quy mô của doanh nghiệp nên lợi nhuận đem lại của doanh nghiệp cũng không quá nhiều so với các doanh nghiệp lớn.
Ngược lại, trong các doanh nghiệp lớn, mức lương và đãi ngộ của bạn sẽ tương đối cao, thường trên 10 triệu. Cũng tùy vào năng lực và trình độ của bạn mà doanh nghiệp sẽ trả lương tương xứng với công sức bạn bỏ ra.
Pingback: Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Tại Hà Nội Tốt Nhất - SINH VIÊN 24H