Top 9 những công việc làm thêm cho sinh viên và những lưu ý
Những công việc làm thêm cho sinh viên nào đang được các bạn trẻ yêu thích? Vừa có thêm thu nhập, tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế chuẩn bị cho sau khi tốt nghiệp vừa mang lại những trải nghiệm mới mẻ cho cuộc đời sinh viên
Những công việc làm thêm cho sinh viên
1. Gia sư
Tin rằng những ai đã từng trải qua thời sinh viên thì công việc parttime nghĩ đến đầu tiên là làm gia sư. Với công việc này bạn có thể vừa có được khoản thu nhập kha khá (khoảng 70.000 – 200.000/giờ), vừa củng cố và ôn lại các kiến thức tiếng. học kế toán thực hành ở đâu tốt
2. Nhân viên bán hàng part-time
Những công việc như: Phục vụ nhà hàng, quán… – Đây là những công việc có thể làm theo ca, phù hợp lịch học của các bạn sinh viên, bên cạnh đó công việc này còn giúp bạn tăng khả năng giao tiếp, xử lý tình huống, học cách điều phối, quản lý cửa hàng, mở rộng các mối quan hệ – điều rất cần thiết cho việc đi làm sau này.
Nếu bạn đang muốn tìm một công việc làm thêm khi còn là sinh viên thì đây là một gợi ý rất tốt.
3. Làm giúp việc theo giờ
Cuộc sống bận bịu rất nhiều gia đình phải thuê thêm giúp việc theo giờ để phụ giúp công việc gia đình, trông trẻ. Vì thế nếu bạn là một người cẩn thận, thật thà, chăm chỉ và biết làm việc nhà thì có thể tham khảo công việc này
4. Cộng tác viên viết bài cho các website, quản lý fanpage facebook
Nếu bạn yêu thích công việc viết lách thì có thể tìm đến công việc làm cộng tác viên viết content cho các công ty, doanh nghiệp, các báo,… Công việc này vừa giúp bạn có thêm thu nhập vừa thỏa mãn đam mê viết lách
Không những thế bạn còn học được kỹ thuật viết bài chuẩn SEO, quảng cáo thu hút khách hàng,… – Những kỹ năng này sẽ rất cần thiết cho công việc sau này của bạn lớp học kế toán thuế
5. Hướng dẫn viên du lịch
Nếu bạn yêu thích lịch sử, thích những chuyến đi hay học trong ngành du lịch thì có thể lựa chọn công việc hướng dẫn viên du lịch.
Với những bạn sinh viên có khả năng tiếng Anh tốt thì công việc này vừa mang lại thu nhập cao còn có thể trau dồi vốn từ, phục vụ rất tốt cho công việc sau này của mình học nghiệp vụ xuất nhập khẩu online
6. Nhân viên Shipper
Nhìn vào thì công việc shipper phù hợp với các bạn nam hơn. Nếu bạn có xe máy và khả năng tìm đường tốt, bạn có thể đầu quân vào các công ty giao nhận lớn hiện nay như Grab, Be, Go Việt,… hoặc làm shipper riêng cho các shop bán lẻ.
Nếu làm chăm chỉ, bạn có thể có được thu nhập khá cao vì vậy có nhiều bạn sinh viên dành quá nhiều thời gian cho công việc này không chú tâm cho bài vở. Khi lựa chọn công việc này các bạn cần cân đối giữa công việc và thời gian học nhé học kế toán thực hành online
7. Kinh doanh online
Với số vốn bỏ ra không nhiều, không đóng thuế, không mặt bằng,… kinh doanh online là một cách kiếm tiền cho các bạn sinh viên khi vẫn ngồi trên ghế nhà trường khóa học xây dựng thương hiệu tuyển dụng
8. Tư vấn qua điện thoại (Nhân viên telesales)
Có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, tư duy hệ thống, tạo thêm nhiều mối quan hệ mới với tập khách hàng.
9. Làm PG, PB
PG – Promotion Girl, PB – Promotion Boy là công việc làm thêm hấp dẫn giúp các bạn sinh viên kiếm được thu nhập khá hơn nhiều so với các đầu việc khác.
Tuy nhiên công việc này đòi hỏi các bạn nam, nữ có ngoại hình ưa nhìn và khả năng giao tiếp tốt. Bạn sẽ là người đại diện cho một thương hiệu hay nhãn hàng, bạn cần giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của họ đến tay người dùng. Nếu bạn có thể thu hút và khiến cho khách hàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp, bạn sẽ nhận được mức thù lao xứng đáng. lớp học xuất nhập khẩu
10. Phát tờ rơi
Đây là một trong các công việc làm thêm cho sinh viên phổ biến. Công việc phát tờ rơi này tương đối rất dễ xin và thủ tục đăng ký không quá lằng nhằng, phức tạp.
Nếu phát tờ rơi tại chỗ đèn xanh đèn đỏ hoặc các cổng trường thì bạn nhận được khoảng 50.000đ/buổi, nếu đi phát tận nhà thì thu lao sẽ khoảng 100.000đ/buổi.
Và một số công việc khác: học kế toán thực hành online
- Môi giới dịch vụ
- Nhân viên thời vụ
- Làm mẫu ảnh, diễn viên đóng minh họa video clip
- Bán đồ ăn hoặc đồ handmade
- Lễ tân khách sạn
Cách tìm việc làm thêm cho sinh viên
Dưới đây là một số cách tìm việc làm thêm cho sinh viên hiệu quả:
1. Cân nhắc thời gian làm việc lệ phí thi chứng chỉ hành nghề kế toán
Trước khi các bạn sinh viên bắt đầu tìm kiếm việc làm, hãy xem xét thật kỹ lịch học của mình. Bạn có thể làm việc trong thời gian nào?
Một số công việc làm thêm sẽ đòi hỏi phải làm theo ca. Nếu như bạn chỉ có thể làm việc một số giờ cố định trong ngày, thì bạn phải chú ý điều này khi xin việc để không ảnh hưởng đến việc học.
2. Nghiêm túc trong quá trình tìm việc
Hãy nhớ rằng tìm việc làm thêm cũng tương tự như khi bạn xin việc chính thức vậy. Bạn vẫn sẽ cần phải nộp CV, phỏng vấn,… Do đó, hãy chuẩn thị thật nghiêm túc nếu như bạn muốn đạt được kết quả tốt.
3. Thể hiện cam kết làm việc lâu dài
Do lịch học có sự thay đổi vì vậy sinh viên là đối tượng rất dễ bỏ việc giữa chừng gây ảnh hưởng đến nơi làm việc. Hãy cố gắng nhấn mạnh trong CV và khi phỏng vấn rằng bạn sẽ gắn bó lâu dài với công việc. Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên nhiệt huyết và sẽ không chuyển việc chỉ trong một thời gian ngắn.
4. Sẵn sàng làm việc bất cứ khi nào giải bài tập nguyên lý kế toán
Hãy cho nhà tuyển dụng thấy sự linh hoạt của bạn trong quá trình ứng tuyển. Nếu đó là việc làm theo ca, hãy thể hiện rằng bạn sẵn sàng làm việc bất cứ khi nào được yêu cầu.
5. Viết CV ấn tượng
Trong CV, hãy tránh những từ ngữ chung chung như “nhiệt huyết, hòa đồng, kỹ năng làm việc nhóm tốt,…” Thay vào đó, hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn mạnh ở đâu.
Sinh viên nếu muốn nhanh chóng tìm được việc làm, bạn cần biết cách tạo CV chuyên nghiệp
6. Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn cách viết giấy ủy quyền
Hãy tìm hiểu thật kỹ về công ty và chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn quen thuộc trước khi đến phỏng vấn điều này giúp bạn tự tin hơn trong buổi phỏng vấn. Đồng thời, lưu ý chọn trang phục phù hợp – trang phục công sở trang trọng. Chọn trang phục phù hợp cũng là một cách để thể hiện sự nghiêm túc đối với công việc và tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. thanh toán lc là gì
Những điều sinh viên cần lưu ý khi đi làm thêm
Những lợi ích của những công việc làm thêm sinh viên không thể bàn cãi. Tuy nhiên, cái gì cũng có 2 mặt của nó. Vì vậy các bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
1. Dễ bị lừa đảo
Sinh viên luôn được coi là những “con mồi dễ xơi” của các đối tượng lừa đảo trong xã hội vì vừa mới “chân ướt chân ráo” bước vào đời.
Hiện nay có rất nhiều loại lừa đảo và với hình thức ngày càng tinh vi như các trung tâm gia sư, trung tâm môi giới việc làm đảm bảo lương cao, trung tâm đa cấp, hay ngay cả các quán xá, phụ huynh quỵt tiền công của sinh viên. Họ lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin, sức trẻ và mong muốn kiếm thêm thu nhập của sinh viên để dẫn dắt và lừa đảo trắng trợn. Có thể họ còn len lỏi trong chính những người quen gặp mặt hằng ngày mà chúng ta không hề hay biết.
Ngoài ra còn có cả tình trạng sinh viên lừa sinh viên. Tức là sinh viên bị những đối tượng khác lừa rồi vô tình đi lôi kéo và gián tiếp “lừa” các bạn sinh viên khác, mà không hay biết rằng mình đang tiếp tay cho kẻ xấu.
Các trường hợp sinh viên bị lừa đảo, nhẹ thì được một bài học nhớ đời hay mất chút tiền, nặng thì tiền mất tật mang, ảnh hưởng tâm lý đến mãi về sau. phí d/o
Vậy nên phải luôn hết sức cảnh giác với các công việc làm thêm, cuộc đời không “màu hồng” như trong phim ảnh. Nhiều người tặc lưỡi: cái gì cũng có số, may thì kiếm được việc tốt mà rủi thì bị lừa chút tiền. Nhưng đâu chỉ đơn giản là chút tiền cỏn con. Chịu khó cảnh giác và không bị cái lợi làm mờ trước mắt thì vẫn tốt hơn nhiều đúng không?
2. Ảnh hưởng đến việc học tập
Có không ít sinh viên vì quá say mê vào việc đi làm thêm mà bỏ bê việc học, liên tục phải tốn tiền thi lại, học lại, rồi có khi là ra trường muộn. kline vgm
Thực ra nếu bạn thật sự đam mê công việc, không có hứng thú với ngành học hiện tại, có định hướng rõ ràng nghề nghiệp trong tương lai và công việc đó thật sự có triển vọng phát triển thì lựa chọn bỏ học không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Còn gì tốt hơn được “trường đời”.
Nhưng nếu bạn mới chỉ đang xác định đi làm để “biết mình thích gì” hay đơn giản là kiếm thêm chút tiền thì đừng dại mà bỏ bê việc học. Hãy thử đặt lên bàn cân một bên là công việc không có tương lai với thu nhập không đến một triệu với một bên là kỳ thi có ảnh hưởng đến tấm bằng tốt nghiệp sau này, bạn chọn bên nào?
Vậy nên, hãy cứ trau dồi chuyên môn và đặt việc học lên hàng đầu bạn nhé. Sự sáng suốt chính là ở tầm nhìn xa được đến những lợi ích tương lai đấy. Đối với các bạn sinh viên thì dù có làm công việc gì thì việc học vẫn là quan trọng nhất
3. Ảnh hưởng đến sức khỏe
Sáng đi học, chiều tối lại đi làm, vậy thì thời gian đâu để chăm sóc cho bản thân? Cường độ học tập và làm việc quá cao hay áp lực trong công việc khiến nhiều bạn sinh viên không thể quản lý tốt thời gian và để ý đến sức khỏe: thường xuyên thức khuya, làm việc đến mệt nhoài, nhịn ăn để hoàn thành nốt deadline…
Những hậu quả về sức khỏe không thể nhìn thấy được ngay mà phải qua một thời gian mới được phát hiện, ví dụ như đau đầu, nhức mắt khi nhìn quá lâu vào màn hình máy tính, đau lưng vì đứng quá nhiều, đau dạ dày cấp vì ăn uống không điều độ… chung chi hanh nghe ke toan
Và phải đến khi tất cả những triệu chứng kia xuất hiện, thì bạn mới giật mình nhận ra rằng mình đã bỏ bê sức khỏe đến nhường nào. Rồi bạn sẽ lại phải tốn một đống tiền để cải thiện lại sức khỏe. Lợi bất cập hại.
Vậy thì tại sao không biết chăm lo cho sức khỏe bản thân ngay từ đầu? Bạn vui vẻ mà gia đình cũng không cần phải lo lắng. phân tích đầu tư chứng khoán
Nói chung, sinh viên tìm công việc làm thêm là một điều hoàn toàn bình thường và mang lại nhiều lợi ích nếu sáng suốt và biết cách quản lý thời gian. Tuy nhiên hãy nhớ, việc quan trọng nhất của sinh viên vẫn là đi học. Đừng để bị “thôi miên” bởi những cám dỗ trước mắt mà vô tình hủy hoại tương lai của chính mình.
Pingback: Marketing là gì? Ngành marketing học trường nào không lo thất nghiệp - SINH VIÊN 24H