Tiểu Ngạch Là Gì? Phân Biệt Tiểu Ngạch Và Chính Ngạch

Tiểu ngạch và chính ngạch là 2 loại hình thương mại mua bán quốc tế được sử dụng nhiều nhất. Vậy xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch là gì? Làm sao để phân biệt được tiểu ngạch và chính ngạch để áp dụng vào thương mại một cách hợp lí và hiệu quả nhất. Điều đó sẽ được giải đáp ngay sau đây.

hàng tiểu ngạch là gì

1. Tiểu ngạch là gì? Hàng tiểu ngạch là gì?

Tiểu ngạch là các hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa giữa dân cư sinh sống ở gần khu vực biên giới của 2 nước liền kề nhau. Các mặt hàng buôn bán tiểu ngạch thường là các mặt hàng giá trị nhỏ như: nông sản, các mặt hàng tiêu dùng như quần áo, vải vóc, giày dép, … quản trị nguồn nhân lực.

2. Nhập khẩu tiểu ngạch là gì? Xuất khẩu tiểu ngạch là gì?

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là một trong những hình thức trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa người dân sinh sống ở gần biên giới giữa hai nước có đường biên giới liền kề nhau.

Những người dân nước ta sống ở các vùng cửa khẩu ở một số tỉnh giáp biên giới như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai… Tại Việt Nam hình thức nhập khẩu tiểu ngạch phố biến thường diễn ra ở: Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia,…

3. Ưu điểm và nhược điểm của vận chuyển tiểu ngạch

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch chính là một trong những hình mua, bán hàng hóa và kinh doanh được nhiều thương lái ưa chuộng nhất hiện nay. Vì thủ tục đơn giản, dễ dàng, chi phí vận chuyển không cao.

Khi tham gia vào hình thức kinh doanh này, các cá nhân vẫn phải đóng thuế và chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng hàng hóa, kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn… bởi các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi thông quan.

»»»» Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Tại Hà Nội Tốt Nhất

4. Những rủi ro khi lựa chọn hình thức vận chuyển tiểu ngạch

Ngoài những lợi ích được nêu ở trên chúng ta không thể tránh được 1 số rủi ro có thể xảy ra như là:

Hàng hoá không được đảm bảo chất lượng

Do vận chuyển qua các tuyến đường đèo dốc gồ ghề dễ gây hư hại hoặc có thể hỏng hóc hàng hoá dẫn đến không sử dụng được.

Khó kiểm soát được chất lượng hàng hoá

Do hướng vận chuyển hàng hoá theo đường tiểu ngạch khó khăn trong việc việc kiểm soát chất lượng nên nhiều đối tượng thương buôn thương lái có ý đồ lợi dụng đánh tráo , trà trộn hàng xấu , hàng kém chất lượng vào trong lô hàng nếu bị lực lượng hải quan kiểm tra sẽ khó giải trình dẫn đến việc bị tịch thu hàng hoá. Khiến người mua chịu thiệt hại về kinh tế

Khó để đảm bảo được quyền lợi giữa đôi bên.

5. Phân biệt chính ngạch và tiểu ngạch

Như thế, ta đã thấy rõ được những lợi ích khó khăn và hiểu được thế nào là tiểu ngạch, thế còn chính ngạch thì sao?

Chính ngạch là hình thức mua bán thương mại mang tính quốc tế cao. Hình thức này không chỉ dành cho các doanh nghiệp, công ty lớn mà còn dành cho tất cả mọi người.

Bất kỳ ai cũng có thể mua bán chính ngạch, miễn là có nhu cầu, đủ điều kiện tài chính và pháp lý.

Để phân biệt được tiểu ngạch và chính ngạch ta thường dựa vào 1 số ý sau. Về thủ tục, thủ tục của tiểu ngạch thường không rườm rà đơn giản chi phí vận chuyển thấp còn thủ tục của chính ngạch phải tuân theo pháp luật của các nước chi phí vận chuyển cao. Đối với tiểu ngạch số lượng hàng hoá bị giới hạn còn ở chính ngạch thì không.

Giá trị đơn hàng của tiểu ngạch cũng sẽ bị giới hạn không như chính ngạch.

6. Thủ tục nhập, xuất khẩu tiểu ngạch

#Thủ tục xuất, nhập khẩu tiểu ngạch:

Khi thực hiện việc nhập khẩu tiểu ngạch chúng ta cần phải đảm bảo rõ ràng các thủ tục hành chính, đúng với quy định là nước, cụ thể:

– Khai báo hàng hóa nhập khẩu: Cần đến cơ sở hải quan ở cửa khẩu để làm thủ tục khai báo hàng hóa cho việc nhập khẩu sau đó nộp thuế theo quy định pháp luật lúc đó mới có thể nhập khẩu tiểu ngạch hàng hóa.

– Khi khai báo hàng hóa cần mang theo những giấy tờ quan trọng sau:

  • Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh cấp
  • Giấy chứng minh biên giới
  • Hai tờ khai hàng (HQ7A, HQ7B)

– Không phải nộp thuế: Đối với trường hợp hàng hóa là sản phẩm tự sản xuất, tự tiêu dùng với tổng giá trị thuộc mức tiêu chuẩn theo Thông tư Liên Bộ cần đưa ra bằng chứng để kiểm tra.

– Phải nộp thuế: Đối với trường hợp giá trị mua bán vượt mức quy định thì nộp thuế theo pháp luật tùy theo loại mặt hàng và số lượng mặt hàng.

– Kiểm hóa hàng nhập khẩu: Cần mang hàng hóa đến cửa khẩu để kiểm tra. Căn cứ vào giấy khai kết quả kiểm hóa các bộ Hải quan sẽ đối chiếu với thực tế hàng hóa để quyết định việc nộp thuế, trong suốt quá trình này sẽ có sự chứng kiến của cục Hải quan và chủ cửa hàng.

– Khi hoàn tất kiểm hóa, Hải quan sẽ đánh thuế dựa vào lượng hàng hóa nhập khẩu tiểu ngạch và ghi chứng nhận thực phẩm để hoàn tất thủ tục.

#Việc luân chuyển giấy tờ cụ thể:

  • Trả lại chủ sở hữu 1 biên lai thu thuế, 1 tờ khai (nếu hàng của cư dân biên giới trả về 1 tờ CT13)
  • Lưu trữ giấy tờ còn lại tại cơ quan cửa khẩu.

Như thế ta thấy tiểu ngạch và chính ngạch là 2 loại hình thương mại quốc tế được ưa chuộng nhất hiện nay. Cần phải phân biệt rõ được 2 hình thức ấy đồng thời nắm rõ được việc quản lí thương mại quốc tế để việc trao đổi hàng hóa được thuận tiện và đơn giản nhất. Giúp nền kinh tế Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế, đồng thời giúp người Việt Nam tiếp cận được những mặt hàng chất lượng cao với giá thành phải chăng được nhập khẩu từ bên ngoài và hạn chế được sự tuồn hàng lậu, hàng kém chất lượng, hàng rác đến tay người tiêu dùng Việt Nam.

Xem thêm:

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *